8 bí quyết thuyết phục để sếp gật đầu

Chẳng hạn, nếu bạn bị sếp nói “không” với đề xuất xin tăng lương, thử hỏi sếp xem bạn cần phấn đấu như thế nào để có được mức lương cao hơn. Hoặc nếu bạn đề xuất mua phần mềm mới và bị từ chối do không đủ ngân , hãy hỏi sếp xem làm thế nào để đưa mục này vào ngân sách năm sau.


Bạn đang hào hứng với một ý tưởng mới và muốn trình bày với sếp, chẳng hạn một chương trình mới nhằm giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn, hoặc đơn thuần chỉ là kế hoạch bổ sung máy tính cho bộ phận A. Tuy nhiên, khi đến trước cửa phòng sếp, bạn lại thấy “chùn chân”. Biết đâu, sếp sẽ từ chối bạn thì sao?

Dưới đây là 8 bí quyết giúp bạn nhận được cái “gật đầu” từ sếp cho đề xuất mà bạn sắp trình bày:

1. Tạo điều kiện dễ dàng cho sếp nói “đồng ý”

Nếu bạn mang tới sếp một đề xuất mới chỉ được cân nhắc nửa chừng, hoặc một đề xuất đòi hỏi sếp và người khác phải làm thêm việc để bổ sung nội dung trước khi có thể thúc đẩy lên một bước cao hơn, thì chính bạn đang tạo ra trở ngại để sếp có thể nhất trí với đề xuất đó. Một trở ngại khác là bản than bạn còn chưa rõ rang về vấn đề mà bạn muốn được sếp thông qua.

Nếu bạn chỉ nói: “Tôi muốn tìm thêm cách để tham gia sâu hơn vào việc lên chiến lược của công ty”, sếp sẽ phải băn khoăn suy nghĩ xem những cách đó là cách nào. Tuy nhiên, nếu bạn nói: “Tôi muốn tham gia vào các cuộc họp lên kế hoạch hàng tháng của phòng/ban ABC…”, thì sếp sẽ hiểu vấn đề cụ thể hơn và dễ dàng đưa ra câu trả lời cho bạn hơn.

2. Chọn đúng thời điểm để đề xuất

Nếu công ty của bạn đang trong quá trình cắt giảm chi phí, hoặc sếp của bạn đang bị cấp cao hơn quở trách, thì đó có thể không phải là thời điểm phù hợp để bạn trình bày một đề xuất đặc biệt với sếp. Hãy cân nhắc kỹ về bối cảnh và những vấn đề mà sếp đang phải xử lý trước khi bạn nêu đề xuất.

3. Nêu rõ được lợi ích mà kế hoạch mang lại cho công ty

Đề xuất của bạn cần giải thích được vì sao đem lại được lợi ích cho công ty, thay vì chỉ đem lại lợi ích cho riêng bạn. Chẳng hạn, nếu bạn muốn xin sếp cho bạn được làm việc từ xa vào các ngày thứ Sáu, thì bạn không nên chỉ giải thích là cách này sẽ giúp bạn có thời gian đón bạn trẻ ở trường. Ngoài việc đề cập tới lý do đó, bạn cũng nên chỉ ra rằng, bạn sẽ là việc nhiều việc hơn vì tiết kiệm thời gian đi lại.

4. Cho sếp thấy bạn đã suy nghĩ kỹ cả về mặt lợi và mặt hại của đề xuất

Nếu bạn chỉ trình bày lý do nhằm đạt được mục đích, bạn sẽ đặt sếp vào thế phải suy nghĩ xem những bất lợi mà đề xuất của bạn có thể gây ra. Tuy nhiên, nếu bạn cho sếp thấy là bạn đã nghĩ kỹ về hai mặt của vấn đề, và hiểu rõ mặt lợi, mặt hại của vấn đề, bạn sẽ được sếp tin tưởng hơn và những lập luận của bạn sẽ có sức mạnh lớn hơn.

5. Đưa ra luôn giải pháp cho những mặt bất lợi của vấn đề

Nếu bạn không thừa nhận những bất lợi mà đề xuất của mình có thể mang lại và đưa ra giải pháp cho vấn đề, bạn sẽ khiến sếp rơi vào thế phải tự mình giải quyết những vấn đề đó, và đề xuất của bạn sẽ khó có khả năng được chấp nhận hơn. Chẳng hạn, bạn định đề xuất tham gia một lớp đào tạo không nằm trong dự toán ngân sách, bạn có thể phải chỉ ra rằng, những kỹ năng mà bạn thu hoạch được từ lớp học này sẽ giúp đơn vị của bạn không phải thuê nhà thầu từ bên ngoài trong tương lai.

6. Hiểu được rằng, câu trả lời của sếp có thể là “không” vì những lý do không liên quan tới bạn

Các nhà quản lý đôi khi phải từ chối những đề xuất hợp lý và đáng giá chỉ vì họ phải giải quyết những đề xuất khác có phần cấp bách hơn, hoặc vì họ chịu sự kiềm chế của cấp cao hơn, hoặc họ không thể chấp nhận đề xuất của bạn mà không chấp nhận một loạt đề xuất tương tự từ các đồng nghiệp của bạn. Nếu bạn có cái nhìn rộng như vậy, bạn sẽ thông cảm với sếp và vui vẻ chấp nhận câu trả lời “không” trong trường hợp điều đó xảy ra. Từ đó, bạn có thể tạo ra một đề xuất tốt hơn để bắt đầu lại từ đầu.

7. Đề nghị được thử nghiệm, thay vì cam kết lâu dài

Nếu sếp của bạn có vẻ lưỡng lự trước đề xuất của bạn, hãy đề nghị được thử nghiệm trong một thời gian nhất định. Chẳng hạn, nếu bạn đề xuất xin được làm việc từ xa vào các ngày thứ Sáu mà sếp chưa muốn đồng ý ngay, hãy xin sếp cho bạn thử làm việc từ xa vào 1 ngày thứ Sáu để chứng minh kết quả, sau đó lại tiếp tục đề xuất trở lại. Cách đề xuất như vậy sẽ dễ dàng hơn là đòi sếp chấp nhận “ngay và luôn” ý tưởng của bạn như một chính sách vĩnh viễn.

8. Nếu câu trả lời cuối cùng của sếp vẫn là “không”, hãy tìm hiểu xem làm cách nào để sếp thay đổi lập trường

Đôi khi, bạn cần phải chấp nhận sự từ chối của sếp, nhưng sẽ hoàn toàn ổn nếu bạn hỏi sếp xem, bạn có thể làm gì để nhận được sự chấp thuận của sếp trong tương lai. Chẳng hạn, nếu bạn bị sếp nói “không” với đề xuất xin tăng lương, thử hỏi sếp xem bạn cần phấn đấu như thế nào để có được mức lương cao hơn. Hoặc nếu bạn đề xuất mua phần mềm mới và bị từ chối do không đủ ngân , hãy hỏi sếp xem làm thế nào để đưa mục này vào ngân sách năm sau.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *