Mẹo mặc “trang phục để thành công”

” được đúc kết từ những kinh nghiệm tuyệt vời nhất trong việc chọn trang phục sao cho đúng. Thật ra, con người bên trong bộ quần áo mới chính là yếu tố quyết định sự thành công.

Với nhiều người, cụm từ “ trang phục để thành công” gợi lên hình ảnh người đàn ông trong bộ com lê, thắt cà vạt, mái tóc chải ngược với khuôn mặt nhẵn nhụi. Trang phục công sở trở thành hình ảnh đại diện cho sự thành công. Ở một mức độ nào đó, điều này trở nên có lý. Khi bạn hình dung về một căn phòng đầy những doanh nhân hạng C-level (**), gần như chắc chắn rằng, bạn sẽ hình dung họ trong những bộ trang phục tỉ mỉ, giống nhau và đúng những chuẩn mực của “trang phục công sở”.

Tuy nhiên, những nghiên cứu cho thấy công chúng hay đánh giá những người thích tuân thủ nội quy hay mặc com lê, thắt cà vạt thì ít uy tín hơn những người không tuân theo luật lệ nào cả, họ chọn mặc bất kì thứ gì họ thích.

Khảo sát

Một khảo sát được tiến hành tại đại học Harvard, 159 người tham gia đọc một câu chuyện ngắn về một vị giáo sư. Những người tham gia đã có 2 ý kiến trái chiều mô tả về giáo sư: một nhóm cho rằng vị Giáo sư ăn mặc rất chỉnh tề với bộ com lê và cà vạt, bảnh bao, gọn gàng và sạch sẽ. Một nhóm khác lại cho rằng ông ấy đến lớp trong chiếc áo thun thông thường, gầy gòm, mảnh khảnh, và có một bộ râu rậm rạp. Khác với những mô tả trái chiều đó, câu chuyện về vị giáo sư được đưa ra là giống nhau.

Khi được đề nghị phán đoán về trình độ chuyên môn của vị Giáo sư, những người tham gia cho rằng để có thể đi làm trong bộ dạng nhết nhác, mặc những bộ đồ “bình thường” cho thấy, chắc hẳn vị giáo sư đã có được sự tín nhiệm cao hơn so với những đồng nghiệp khác của mình. Xuyên suốt suy nghĩ của họ, một vị giáo sư với cách ăn mặc như thế mà vẫn giữ được công việc hiện tại thì chắc hẳn ông ấy phải rất giỏi. Một luồng ý kiến khác thì lại cho rằng,rõ ràng, vị giáo sư cảm thấy mình cần phải mặc lịch thiệp mỗi ngày, để tạo cảm giác ông là người có thẩm quyền.

Một khảo sát tương tự được tiến hành ở Ý. Một người trợ lý cửa hàng, đã được đề nghị đọc một câu chuyện về khách hàng nữ đến cửa hàng, với những loại trang phục khác nhau. Giữa một người mặc những chiếc váy sang trọng, áo khoác lông thú, giày cao gót, mang đồng hồ đắt tiền và một người mặc bộ quần áo tập thể dục, mang dép và đeo đồng hồ rẻ tiền. Người trợ lý được hỏi ,người nào nhiều khả năng sẽ mua hàng hơn? Trớ trêu thay, người bán hàng cho rằng người phụ nữ mặc bộ đồ thể dục, mang dép, nhiều khả năng sẽ mua hàng. Họ tin rằng, những người phụ nữ thành công hơn, khá giả hơn là người mặc bộ đồ thể dục, vì những người này cảm thấy không cần thiết phải mặc đẹp để đi mua thứ mà họ thích.

Kết luận

Gần đây, định nghĩa về “ trang phục để thành công” đã có sự thay đổi. Như trước đây, nó được xem là một phần không thể thiếu, thì nay, nó chỉ mang vai trò như một cách thể hiện bản thân . Mặt khác, những người thích ăn mặc theo cách riêng của họ thường không quan trọng chuyện ăn mặc của mình có phù hợp với những chuẩn mực xã hội hay là không. Steve Jobs nổi tiếng với chiếc áo len cao cổ đen mà ông mặc trong suốt các buổi thông cáo báo chí. Ông không cố gây ấn tượng với mọi người bằng bộ vét, ông tạo sự kinh ngạc cho mọi người bằng những ý tưởng. Hầu như chúng ta luôn thấy Mark Zuckerberg trong chiếc áo thun xám kết hợp với quần jean. Anh không muốn lãng phí thời gian để làm hoàn hảo cuộc sống riêng của mình mỗi ngày. Nếu bạn thấy mọi người trên đường phố và không biết họ là ai, bạn sẽ không nghĩ họ là tỉ phú. Nhưng đó là điểm mấu chốt : họ muốn khẳng định mình bằng những ý tưởng, không phải bằng vẻ bề ngoài.

Đồng phục

Vậy, trang phục để thành công nghĩa là gì? Tất cả còn tùy thuộc vào hoàn cảnh. Các bác sỹ có thể mặc blouse trắng, áo phẫu thuật, hay đôi khi chỉ là một bộ trang phục lịch sự, tùy thuộc họ đang khám bệnh, phẫu thuật hay đơn giản chỉ là tư vấn khám bệnh. Cảnh sát, nhân viên an ninh có thể mặc đồng phục hoặc không, còn tùy thuộc vào đó là nhiệm vụ cảnh vệ hay truy bắt tội phạm. Các vận động viên dĩ nhiên sẽ mặc đồng phục khi trên sân đấu, nhưng ngay sau đó sẽ thay trang phục vụ hợp cho buổi họp báo.

Đúc kết

“Trang phục để thành công” được đúc kết từ những kinh nghiệm tuyệt vời nhất trong việc chọn trang phục sao cho đúng. Thật ra, con người bên trong bộ quần áo mới chính là yếu tố quyết định sự thành công.

**C-level: thuật ngữ chỉ những người làm ở vị trí cấp cao như CTO (chief technology officer), CFO (chief financial officer); CKO (chief knowledge officer), v…v..

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *